Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

CÂU TRẢ LỜI CHO BẠN CỦA TÔI

Các bạn bè của tôi khi được biết về chương trình CƠM CÓ THỊT đều không có vẻ không tin và thắc mắc bao nhiêu quỹ vì người nghèo ở đâu, rồi nhà nước ở đâu, bản thân thì mù tịt về chính quyền đoàn thể nên  mình mắc nợ một câu trả lời , và kết quả của sự vận động là con số 0 to bằng cái mặt mình. May quá hôm nay lại tìm được bài viết của anh Hải, thôi thì cũng là cách giải thích cho các bạn còn thắc mắc.
NGÀY MAI LẠI LÊN PA CHEO Pa Cheo là xã thuộc huyện Bát Xát (Lào Cai). Xã có diện tích 28,12 km² và người dân sinh sống ở đây, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Cái xã có tên như... vườn treo này, nằm ở phía nam của huyện Bát Xát, cách huyện lị khoảng 40 km về phía tây, cách trung tâm cụm xã Bản Xèo 11 km với địa hình rất phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi cao.

Ngày xưa, kể chuyện lên tới được Pa Cheo, người dân Hoàng Liên Sơn mắt tròn mặt dẹt, bởi nơi đó giống như vùng đất bị lãng quên, có những bản, muốn lên được chỉ có cách đi bộ và... nắm đuôi ngựa (kéo lên).

Bây giờ, "Ơn Đảng, ơn Chính phủ", đường đã mở tới trung tâm xã cho xe máy ọc ạnh trèo tới nơi, ôtô gầm cao có khật khừ học đòi cố lắm bươn bả đến được và dĩ nhiên khi về, không nằm gara vài ngày thì chớ kể... Nhiều sự thay đổi, cho Pa Cheo bây giờ khác với ngày xưa.

Thế nhưng, có điều mà hình như người ta quên, khiến bọn trẻ cơn lớp "chồi", lớp "lá" ở Pa Cheo vẫn chả khác gì những lít nhít ngày xưa. Đó tựu trung lại trong 2 chữ "thiếu - đói" với biểu hiện rất đơn giản: Không cơm thịt, không quần áo lành và không có nước rửa mặt...

Mình chả biết đến khi nào, Đảng - Chính phủ mới xóa được những gì đang diễn ra ở Mầm non Pa Cheo, cũng như bao Pa Cheo phẩy, ở các xã huyện, tỉnh thành trên đất nước mình. Chỉ biết tương lai của lũ trẻ "chồi - lá" Pa Cheo đang sáng sủa hơn, cuộc sống của chúng được cải thiện hơn nhờ những người chả có tý Đảng - Chính phủ nào cả.

Buồn cười thế đấy, nhưng mà thật. Thật đến nhói đau và khó hiểu:

Những gì bác Trần Đăng Tuấn và những tấm lòng nhân hậu đóng góp - tham gia trong Chương trình "Cơm có thịt" (đọc tại đây), liệu xóa được "đói cơm rách áo" cho lũ trẻ ở những miền núi xa xôi như Suối Giàng, Pa Cheo, Văn Chấn, Điện Biên... trong bao lâu, khi mà những bát cơm - miếng thịt, tấm áo, đồ dùng nấu ăn... họ mang lên cho cô trò, chỉ nhờ vào sự đóng góp từng ngày, từng giờ của những người đọc được Blog Trần Đăng Tuấn với những khoản tiền chắt bóp, san sẻ ít ỏi trong cuộc sống cũng ngày một cơ cực, khó khăn?.


Hành trình làm việc tốt (nhiều người bảo: Làm thay việc của ối cán bộ ngành Lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban Dân tộc Miền núi, Mặt trận Tổ quốc... từ Trung ương xuống địa phương) kéo dài chừng nào, khi những người tham gia, có khi phải đi vay mượn để sắm sanh cho lũ trẻ, sau những gì cơ cực được chứng kiến, từ mỗi chuyến đi?.

Mình đã nghe chuyện: Một lãnh đạo của tỉnh Yên Bái (địa phương có xã Suối Giàng là điểm bắt đầu của Chương trình "Cơm có thịt" và sau đó, huyện Văn Chấn được phủ toàn bộ "Cơm có thịt" (đọc tại đây) cho các trường nội trú dân nuôi với số lượng 1.411 học sinh. Chương trình hỗ trợ Văn Chấn bao gồm: Cấp tiền mua thực phẩm cho học sinh nội trú dân nuôi với mức 120.000 đ/tháng/em từ tháng 12/2011 đến hết 5/2012; hỗ trợ cho một số trường mua dụng cụ nhà bếp để tổ chức nấu ăn; nghiên cứu để hỗ trợ việc cung cấp bò giống cho các trường chăn nuôi. Xây dựng thêm phòng ký túc xá cho các em... với tổng số tiền cho 2 việc đầu là trên 1 tỷ đồng), trong 1 buổi họp cuối năm với các ngành chức năng trong tỉnh, đã kể lại việc làm của "Cơm có thịt" và yêu cầu "học tập - nhân rộng" (may là vị này có cán bộ tham mưu hay đọc... Blog). Các "đại biểu" dự họp, hết thảy đều ngơ ngác bởi "không thấy báo đăng, ti vi phát" nên khi nghe lãnh đạo tỉnh yêu cầu: "Liên hệ xin số điện thoại của người phát động Chương trình (Trần Đăng Tuấn) để gọi điện cảm ơn và địa chỉ để... gửi Giấy khen"), ai cũng gãi đầu rồi... quên phắt.


Chuyện buồn cười thế đấy. Nhưng thôi kệ!.

Ngày mai trời trở lạnh, lại có những thành viên "Cơm có thịt" đi tàu, đi xe lên Lào Cai, ngược Bát Xát, tìm đến Pa Cheo với những thứ rất bình thường, nhưng rất cần thiết mang tên "Gánh hàng xén lên Pa Cheo" (đọc tại đây, và tại đây).

Tất cả sẽ lại lăn lóc, lặc lè, rớt nước mắt và đau đáu nỗi niềm, khi chia tay lũ lít nhít, về xuôi với những nỗi lo áo cơm thường thật. Ai cũng hỏi: "Tại sao? Thế nào" và lại bám vào niềm hy vọng, mong manh nhưng duy nhất: "Sẽ có thêm những người đồng cảm, chia sẻ cho những đứa trẻ này vợi bớt cơ cực, khó khăn. Để tương lai đất nước tươi sáng hơn, từ niềm thương rất thật!".

Và ngày mai, mình lại lên Pa Cheo!...

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

SINH CON RỒI MỚI SINH CHA


Bố nghe ông bà nói lại : Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông. Có lẽ đến giờ sau 15 năm bố mới cảm nhận đầy đủ về câu nói này con ạ. Ngày đầu tiên nhìn thấy con là khi bà ngoại bế con từ tay cô hộ lý mang ra cho cả nhà xem. Trong tiếng xuýt xoa cười nói của mọi người khi bố từ ngoài chen vào nhìn con, không biết vì lẽ gì ánh mắt con quay qua tìm bố khiến cả nhà ồ lên, nó tìm bố nó kìa, bố làm sao mà quên được con nhỉ.
Rồi con lần đầu biết đứng, biết đi..Bố nhìn con bước đi những bước chập chững đầu tiên, trong lòng bật lên tiếng reo của hạnh phúc, thật khó có thể diễn tả được chỉ biết nói sao mà yêu con thế. Rồi con tập nói, nghe tiếng bố đầu tiên từ miệng con nói ra..bố như muốn khóc vì sung sướng, cảm động lắm con ạ. Cùng với sự lớn lên của con thì người cha trong bố cũng lớn dần lên, biết để ý từng câu nói để con nghe mà bắt chước, biết nghĩ cách nói sao cho con hiểu với trí óc non nớt của mình rằng điều này là đúng, điều kia là sai, khó lắm đấy con gái ạ. Những câu hỏi, thắc mắc của con bố tìm câu trả lời còn khó hơn thi vấn đáp. vì thi thì còn có đáp án đúng sai cụ thể. còn bố trả lời con thì không được sai, mà chả có đáp án để học thuộc, con đang học để trở thành người mà. Mà có lẽ kỳ thi của bố chỉ kết thúc khi con lớn lên, trưởng thành, trở thành người có ích. Lúc ấy bố mới biết kết quả thi của mình. Có lẽ không có kỳ thi nào kéo dài mà khó khăn thế con nhỉ.
Con càng ngày càng lớn, càng ít hỏi bố hơn, nhưng những câu hỏi cũng thường khó hơn, trả lời con xong mà bố luôn phải nghĩ lại xem mình trả lời vậy là đúng chưa, liệu có làm con hiểu sai về một vấn đề gì đó không. Nhưng bố vẫn luôn mong con hỏi , hỏi thật nhiều, để thấy con vẫn gần bên bố. Bây giờ khi con vào cấp 3, lứa tuổi cần sự định hướng hơn bao giờ hết, bố lại càng mong con hỏi nhiều, con hỏi để bố hiểu con hơn, để thấy con lớn hơn, để biết rằn lúc nào con có thể xa gia đình đi học xa được. Hình như bây giờ bố mới là người hỏi, con là người trả lời. Con hãy hiểu cho nỗi lòng cha mẹ, đừng bực mình khi bố hỏi nhiều con nhé. Con là điều quý giá nhất bố có trên đời, rồi một ngày nào đó con sẽ lớn, sẽ trưởng thành, sẽ đi xa gia đình, lúc ấy chắc bố sẽ buồn chết. Đang quen hằng ngày nhìn thấy con, nghe tiếng con cười nói ..nghe con tranh luận, nói về một vấn đề nào đó với cách nhìn rất trẻ , rất mới, làm đôi lúc bố ngạc nhiên vì sự suy nghĩ rất mạch lạc của con. ...cái suy nghĩ đôi khi lý giải mọi việc một cách rất đơn giản, nhưng lại rất hợp lý. ...
Vậy là con đã lớn và người cha trong bố cũng lớn, đúng rồi con nhỉ, sinh con rồi mới sinh cha, giống như cách nói nghịch ngợm của con, không có học sinh thì thầy cô giáo làm gì..

TẾT với người xa quê.


Chuyện thưởng Tết năm nay khiến nhiều người trông hồi hộp..mong nó đến nhưng lại sợ nó đến.
Mong là vì với mỗi người khoản tiền thưởng Tết là khoản thu nhập thêm ngoài kế hoạch chi tiêu của mình, một kế hoạch đã quá khó đáp ứng được nhu cầu ở mức trung bình. có lẽ chỉ ở mức tối thiểu với những người lao động phụ thuộc vào đồng lương. Cuối năm tàu xe tăng giá , thêm được ít tiền thưởng là thêm được tấm vé tàu xe, là thêm ít quà cho cha mẹ, vợ chồng, con cái nơi quê nhà. Năm nay có khả năng chỉ mang được cái mặt về là tốt rồi. Thôi thì chúng ta có gì dùng nấy. Dù luôn lạc quan nhưng cũng không khỏi tránh khỏi những chạnh lòng khi đi ngang qua những nơi bày bán hàng Tết, đáp lại lời mời chào chỉ là cái lắc đầu ngượng nghịu, trong túi chỉ là vài đồng bạc lẻ. Mua bán gì. Một vài người âm thầm lên kế hoạch ở lại tại chỗ trọ. Tiền vốn đã ít, trông mong vào tiền thưởng để thêm vé về quê, giờ thì phải xem lại. Có khi gửi về cho người thân lại còn hay hơn mua vé, vì chi phí đi lại ngày Tết còn lớn hơn gấp nhiều lần số tiền mình có.Nơi chốn quê xa có lẽ Tết năm nay lại đơn giản thêm tí nữa, chỉ dành tất cả cho mâm cỗ cúng ông bà..Sẽ có sự trông mong của người thân về sum họp sau một năm kiếm sống nơi xa nhà. Sự trông mong gặp con cái của những bậc cha mẹ có lẽ cũng không thể so sánh được với sự trông mong của con trẻ khi có thể Tết này cha mẹ chúng không về ...ước gì.. ta có thể ước gì..


Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

LÀM CHO MÌNH



Càng ngày việc kêu gọi vận động quyên góp càng nhiều hơn, các nhà tổ chức ngày càng lớn hơn. Việc quyên góp với quy mô lớn thường đem lại nhiều kết quả thật ấm lòng. Tác dụng của công tác tư thiện, công tác xã hội, quyên góp ai cũng biết, làm cho con người gần với nhau hơn.
Với các cuộc vận động ở quy mô nhỏ của từng nhóm bạn bè, gia đình, xóm làng cũng ngày càng làm cho công việc từ thiện mang nhiều hình thái màu sắc đa dạng hơn, nhưng nó có lẽ cũng trở nên quen tai với một số người. Khiến họ trở nên loãng với việc vận động quyên góp. Còn đối với những tổ nhóm nhân viên, công nhân, cán bộ cũng đem lại nhưng kết quả tốt hơn cho quá trình cũng làm việc với nhau.Cũng đúng thôi khi nhiều quỹ ngày càng trở nên to lớn, vận động mang tính chất chuyên nghiệp quá, lạm dụng quá, nhiều cái quá khiến cảm giác của người quyên góp trở nên nhạt hơn, không ít người có cách nghĩ, không có mình đóng góp cũng chả sao.

Nhưng từ thiện là làm cho cuộc sống có ý nghĩ hơn với mình với người thân, với cả người nhận sự giúp đỡ, dù nhỏ nhất. Không vì ai, vì tổ chức nào. Nhân chi sơ, tính bản thiện.. có lẽ điều này không ít người vì những bộn bè của cuộc sống mà quên mất. Bạn hãy coi công việc từ thiện là niềm vui của chính mình, nhìn những kết quả của việc tham gia đóng góp đem lại, nó sẽ đem lại cho bạn một cách nhìn nhận khác về cuộc sống. Hãy thử các bạn nhé, dù chỉ việc nhỏ nhất. Hãy làm được những việc nhỏ, những kết quả to lớn sẽ đến.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

CHÚ BÉ VÀ BÀI HÁT.


Vào một ngày hè năm đó tại thành phố biển Nha trang, bên khung cửa sổ của căn gác nhỏ, nhìn ra là rạp Xi-nê Tân tiến. Có một chú bé 11 tuổi ngồi nhìn trời nhìn đất, chú đã xa lắm rồi cái nơi mình sinh ra, nơi có căn nhà nhỏ rất thân quen, với những trò chơi của đám bạn nhỏ mỗi đêm hè oi ả . Mỗi khi mẹ đi làm về thường mang theo những món quà nhỏ, khi thì cái kẹo, khi thì là một cái bánh quy bé nhỏ gói trong miếng giấy, ba anh em chia nhau dù thèm nhưng chú vẫn phải nhường các em. Chú nhớ đứa em gái mà mình hay cãi nhau với nó, chia nhau việc quét nhà nấu cơm với nó. Nhớ đứa em gái út bé nhỏ như cái kẹo, hay ốm yếu, nhớ lắm hình ảnh em bỗng dưng ngồi bật dậy sau hơn hai tháng nằm liệt vì bị đường ruột, cả khu tập thể đã sang chia buồn, có người còn bảo chắc cháu khó qua được đêm nay. ....
Nơi này quá xa Hà nội, đi xe lửa phải mất ba bốn ngày mới tới, xa quá mẹ ơi. ..............

Giờ này chắc bố đang ở đâu đó bên đất nước Campuchia xa xôi, đang làm những việc của người lớn, không biết khi nào ông mới về. Chú không thấy nhớ bố , nhưng chú luôn muốn có bố bên cạnh, dù chỉ ở gần thôi nhưng cũng đủ để làm chú bận rộn và cứng rắn hơn để không khóc mỗi khi nhớ mẹ và các em.
Bà dì giờ cũng đã chui vào phòng nghe radio, bà không cho chú đi chơi sau cái hôm mà chú cãi không nghe lời bà và bỏ đi ra bãi biển ngồi tới 1 giờ sáng mới về, làm bà lo cuống cuồng. Nhưng chú vẫn không nghĩ là bà lo cho chú mà chỉ vì sợ bố về là ông mắng bà thôi.
Chú nhìn về phía rạp xi nê, tối nay có phim gì đó mới mà mọi người đi xem đông ơi là đông. Chú đã từng được bố cho đi xem ở đấy mấy lần rồi. Trong đó có cái gương to ngay cầu thang lên xuống, giờ chắc đã gần hết phim suất hai bắt đầu lúc 8 giờ, chợt tiếng bài hát khi kết thúc phim vang lên:


Ba sẽ là cánh chim
Đưa con đi thật xa
Mẹ sẽ là cành hoa
Cho con cài lên ngực
Ba mẹ là lá chắn
Che chở suốt đời con
Vì con là con ba
Con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ
Con của mẹ rất hiền
Ngày mai con khôn lớn
Bay đi khắp mọi miền
Con đừng quên con nhé
Ba Mẹ Là Quê Hương


 Chú nge như nuốt từng chữ vào lòng và rồi khi bài hát kết thúc, chú ngẩn ngơ hát lại câu được câu mất, nhưng ý nghĩa của từng câu ca thì còn nguyên trong đầu. và rồi khi hát lại lần thứ ba...Ba mẹ là lá chắn, che chở suốt đời con..chú khóc, khóc thật đau đớn, đau đớn đến buốt nhói trong tim..đến khi tai không còn nge , mắt không còn nhìn thấy gì nữa..khóc mà chỉ có nước mắt tuôn ra, miệng há to mà không thể bật ra thành tiếng....
Bộ phim chiếu suốt một tuần vì đông khách, suốt cả tuần tối nào chú cũng lên ngồi trên cửa sổ gác nhỏ..và lại hát..lại khóc..đến hôm cuối cùng thì chú không thể khóc được nữa...chú chỉ ngồi nge, không còn cảm thấy gì nữa, không nge tiếng người ồn ào cười nói khi ra về, không nge thấy tiếng bà dì đang gọi hỏi làm gì trên đó....
Bài hát có lẽ sẽ theo chú đi hết cuộc đời và cũng theo về thế giới bên kia, nơi có những ông Bụt cô Tiên dù chú chẳng bao giờ tin vào chuyện cổ tích. Vết thương trong trái tim chú bé sẽ không bao giờ lành, nó chỉ như tấm gương vỡ cố dán lại, mỗi khi chạm vào vẫn đủ sắc nhọn để  cứa vào trái tim. Hành trang luôn mang theo bên mình của chú là cảm giác của đêm cuối cùng trên căn gác nhỏ, dù đi đâu về đâu.....và chú vẫn luôn yêu quí bố mẹ mình, luôn là như vậy.....


Ba mẹ là lá chắn
Che chở suốt đời con
Vì con là con ba
Con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ
Con của mẹ rất hiền.

Hình như chú bé ngày xưa lại đang khóc..khóc mà không hiểu sao mình lại khóc..

VÁN CỜ TỶ ĐỒNG VÀ HAI NGÀN



                                                       Ảnh trong bài về : CƠM CÓ THỊT .

Sao trên đời lại có kẻ ngu thế nhỉ, đánh cờ mà một ván cả tỷ đồng thì lập kỷ lục ghi nét Việt rồi còn gì, nếu so sánh thử với một tuần đi học của học sinh nội trú dân nuôi chỉ là hai ký gạo và 5 ngàn đồng cho một tuần thì thấy thế nào nhỉ? đành rằng là anh có tiền thì anh chơi. Nhưng cách chơi như thế thì quá là ngu. Khôn ngoan mãi để có được tý chức kiếm tiền rồi lại ngu trong chốc lát, để mất sạch, cả nhân cách và tiền bạc. Mà những kẻ kiếm tiền kiểu này thường chả có nhân cách. Chắc nó ở trong những vỏ phong bì vứt trong toa lét hết rồi. Mỗi lần vứt một cái, nhiều lần quá rồi không thể nhớ là đã vứt bao nhiều cái. Rồi không biết là nhân cách của mình cũng vứt vào đấy bao lần rồi. Nếu so sánh thì là không phải, nhưng có nhiều người hết mình vì xã hội, vì những đứa trẻ. Khi nhìn thấy những ÔNG này thì chắc họ khó chịu lắm. Thôi thì viết đến thế này cũng không muốn viết thêm nữa rồi. Ngẫm lại thấy đôi khi nhà báo họ viết bài về những vụ việc này chắc cũng kinh chả kém gì mình. Khổ thật. Giá như chỉ luôn được viết về những điều tốt đẹp thì hay biết mấy. 

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

THIẾU NỮ NGỦ NGÀY- THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG


Mùa hè hây hẩy gió nồm dông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
                                                           Lược trúc lỏng cài trên mái tóc
                                                           Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò Bồng Đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông
                                                           Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
                                                            Đi thì cũng dở ở không xong.

CHÁY XE, XE CHÁY, LẠI CHÁY XE.

ảnh trên báo Dân trí. Lại cháy xe máy, sao dạo này xe máy cháy nhiều thế nhỉ? chắc chắn là có lý do rồi. Nhưng đến giờ cũng chưa ai biết nguyên nhân chính xác. Đáng sợ là khi cả một xe bồn chở xăng dầu nổ tung giữa phố thì mới có thể biết chính xác. Nhìn cái xe còn chỏng chơ cái gọng, không biết bảo hiểm có đền không nhỉ. ừ thì thôi vậy. Xem cho thỏa trí tò mò, cho thỏa mãn cái tính nhiều chuyện của con người. Nhưng cũng hơi lo cho cái xe của mình đang dùng có bơm xăng điện, mình lại theo các cụ nói mạng mộc nữa chứ, khéo lại như bó đuốc sống...... thôi đi viết di chúc vậy.
MAI THANH HẢI. CƠM ÁO KHÔNG ĐÙA VỚI... NGHỆ SĨ ƯU TÚ
Mình từng ăn bánh trôi Tàu ở quán của Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Phạm Bằng, trên phố Hàng Giầy. Cũng lâu lắm rồi, cứ tưởng bận bịu với những Chương trình Hài, thành người công chúng, ông không còn thời gian để đứng bán từng bát, nhặt từng đồng. Nhưng thực ra, nếu không phải đi diễn, đêm đêm ông vẫn cặm cụi bán những món quen thuộc (Lục tàu xá, Chí mà phù, Bánh trôi tàu), trong quán nhỏ đầy ắp kỷ niệm gia đình, đã tồn tại hơn 30 năm nay. NSƯT Phạm Bằng bảo: "Duy trì một phần vì mưu sinh, một phần vì để bớt đi quãng thời gian rảnh rỗi", bởi: "Ở cái tuổi gần 80, ngủ không phải bao giờ cũng ngon giấc. Thôi thì coi như đó là một cách giao lưu với khán giả, để không phải nghĩ ngợi, buồn phiền cho nước mắt lặn vào trong!". Chắc nói để an ủi thế thôi, chứ có lẽ tâm can lại khác đấy!.. Mình nhìn ông ngồi cô độc trên vỉa hè, tẩn mẩn đếm từng đồng tiền lẻ, trước quán bánh trôi, thấy cứ rưng rưng, nghèn nghẹn. Cũng có lẽ, vì anh em Ô Phở bên OF đặt tựa tấm hình là "Cơm áo không đùa với... Nghệ sĩ nhân dân" và xem tấm hình, mỗi người đều có tâm trạng khác, để tựu trung lại thành: Buồn!.. Mà không buồn sao được, khi thực tế "áo cơm" không chỉ đè lên mình ông?.. Lại nhớ đến lời tâm sự của ông: "Tôi mở quán là vì miếng cơm manh áo. Cách đây hơn 30 năm, lương NS không đủ sống, nên tôi cùng gia đình bán thêm đủ thứ. Từ bia đến nước giải khát, sau mới đến món này", cùng chuyện kể: "Sáng dậy từ 5 - 6 giờ. Đi xay bột rồi về nặn bánh, nấu đậu, làm nhuyễn... Số lượng nhiều nên làm lâu lắm. Chỉ có một tiếng ăn cơm, nghỉ trưa, còn thì từ lúc dậy đến 3 giờ chiều mới tạm xong phần chế biến. Tôi chỉ đạo cho 6 người làm, trong đó có cả con gái. Thú thật, từ khi bà xã mất, tôi định đóng quán, chỉ đi diễn thôi!". Lại nhớ đến một thời, những NS hài nổi tiếng bây giờ, khổ đến chả còn gì để nói (NS Minh Vượng ngày làm diễn viên, tối thành công nhân ép nhựa; NS Chí Trung trở thành “con buôn” săm xe, bán xe đạp, buôn xe máy cũ, mở cửa hàng buôn đồ điện, đồ cổ… Còn Phạm Bằng thành ông chủ quán bánh trôi Tàu). Tưởng như đến tận cùng cay đắng ở đâu, cứ dồn hết lên vai họ. Mà đến bây giờ, liệu những vất vả ấy đã hết được đâu?.. Ngẫm lại câu "cơm áo không đùa với khách Thơ", của các cụ, thấy đúng. Đến những người nổi tiếng, lên Truyền hình, phát thanh, sân khấu hàng ngày, hơn cả người của công chúng, được Nhà nước phong NSƯT, mà còn rụng tóc lo kiếm từng đồng lẻ như vậy, nữa là cái ngữ nhân dân bèo bọt như bao thằng tụi mình mình, chỉ biết bóp đầu nặn chữ lấy tiền, túi khi nào cũng lép kẹp, và tháng nào cũng ngóng đến ngày lương?..

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011

Bí quá..

Bị tai nạn giao thông phải cắt mất một tay một chân, khi được bác sỹ cố gắng ghép cho một cái chân và một cái tay khác, Tèo cảm thấy như mình được tái sinh. NHƯNG . ......................Sau một thời gian khổ sở với cái chân mới, Tèo đến bác sỹ phẫu thuật:
Bác sỹ : sao anh Tèo? chân tay mới này ngon chớ.
Tèo nhăn mặt: Ngon lành gì đâu bác sỹ ơi..muốn điên với nó nè.
Bác sỹ: Sao kỳ vậy, tui thấy anh bình thường mà:
Tèo: trời ạ, cái không bình thường là vầy bác sỹ... mỗi khi em mắc...cứ chuẩn bị sảng khoái thì chân trái choãi ra, chân phải tự nhiên nó lại khuỵu xuống...té chổng vó....sau em nghĩ ra cách ngồi xuống chờ đến khi mắc thì lại bị cái tay mới nó trở chứng..cứ vừa lôi ra là nó nắm chặt không buông..sao mà tè được.
Bác sỹ:  .............chết mẹ...mình lắp nhầm chân tay đàn bà cho hắn rồi.



Bánh chưng ngày Tết.

Lại một năm nữa sắp qua đi, đối với mình thì thời gian cứ trôi nhanh quá. Tết là cái ngày trọng đại với những gia đình Việt. nhưng hiện nay những gia đình như gia đình mình thì ngày Tết liệu có còn đúng như thế không.? Ngày Tết trẻ con được nghỉ học, người lớn được nghỉ làm, nhưng cuộc sống ngày càng hiện đại, khiến người ta chỉ trông mong ngày Tết được nghỉ ngơi, và đi chơi. Cái yếu tố văn hóa truyền thống ngày càng ít đi. Cúng đơn giản hơn chỉ hoa quả tối thiểu, bánh chưng mua siêu thị. Tết năm nay vợ lại bảo mình gói bánh chưng, luộc bánh. Biết rồi, khổ lắm. năm 2009 gói bánh cho nhiều, cho mãi cũng chưa hết. mà buồn nhất là lúc luộc bánh thì cả nhà ngủ hết , mỗi mình cái thằng mình thức canh củi lửa, châm nước.. sáng ra cũng chả ai thèm quan tâm cái nồi bánh ra sao nữa. lại mỗi mình lo vớt, rửa, để ráo, ép..
Nhưng chắc năm nay cũng phải cố mà làm, dẫu sao đấy cũng là truyền thống để lại cho con cái., để chúng lớn lên với cái bản sắc Việt. Cái bản sắc mà khi những người bạn của em mình về xin ăn tết cùng gia đình mình mới thấy là quan trọng với mỗi con người. Khi nói về đất nước nơi chúng sinh ra và lớn lên, mấy đứa người Pháp nói với một vẻ tự hào không giấu diếm. ....
Thôi thì lại chuẩn bị lá dong, ngâm gạo, đồ đậu xanh, củi lửa...và quan trọng nhất là tìm cho mình một cách nào để không phải ngồi một mình bên bếp lửa.

Hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt


Sơn nữ




                                             
 Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
                                                    Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi......

Con gà trống

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống sống đời tự do
Đêm ngủ ngày gáy O O
Đạp mái liên tục ....chẳng Bo em nào.




Tôi là gà trống hoa mơ
Mải mê đạp mái bạc phơ cả đầu
Bạc đầu có nghĩa gì đâu
Nếu mà không đạp sống lâu làm gì????????


Bài hát của một thời xa xưa


Người yêu ơi giờ sắp xa rồi
Chân bước đi lòng vẫn chưa yên
Trời biên cương rợp áng mây hồng
Cỏ non vờn bay trong gió

Ngày chia tay hẹn sẽ quay về
Người yêu ơi xin vẹn giữ câu thề
Đừng yêu ai ngoài anh em nhé
Đừng đi với ai dù trai hay gái

Đừng trao thư hoặc nắm tay người
Và đừng nhìn chung một ánh trăng thề
Đừng mê say lời thơ đắm đuối
Đừng tha thiết nge khúc nhạc u buồn

Bạn thân ơi mình sắp xa rồi
Chân bước đi lòng vẫn chưa yên
Trời biên cương chờ đón bao người
Làm trai ngại chi sương gió



Bạn thân ơi . bạn hãy nhớ lấy lời
Người tôi yêu bạn đừng ngó hay cười
Đừng sang chơi nhà khi tôi vắng
Đừng đưa nón che dù mưa hay nắng
Đừng khen chê màu mắt nhung huyền
Cùng mọi người thân bạn hãy nhắn cho rằng
Đừng ai yêu người con giá ấy

Vì đó chính là người tôi yêu rồi.

CẢM NHẬN VỀ CƠM CÓ THỊT


Đọc bài Hôm nay lên suối giàng và nhưng bài tiếp về chủ đề này của anh Tuấn cảm giác đầu tiên là sự khó tin nhưng có thật. Chắc không ở đâu có mức giá rẻ thế cho trẻ em đi học nội trú. Nhưng rồi thật cảm động khi các anh các chị và rất nhiều người hảo tâm, nhà tài trợ cùng chung tay góp quà cho các em. Nếu Tận mắt chứng kiến thì có lẽ nhiều người sẽ khóc vì cái sự thiếu thốn đến kinh ngạc của các em và rồi cũng khóc khi những trái tim nhân ái mang tới cho các em một niềm vui to lớn. Người tốt xung quanh ta nhiều thật, vẫn còn đó những câu chuyện về trái tim nhân ái. Xin cảm ơn anh đã làm cho tôi nhìn cuộc sống bằng con mắt trẻ thơ và cũng xin nhớ câu nói của anh. KHI CHÚNG TA NO ẤM, CHÚNG TA THƯỜNG VUI TÍNH, HÓM HỈNH VÀ .............HAY QUÊN. đúng là tôi cũng hay quên thật, vâng xin cảm ơn anh...