Trang

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NGHIỆP DƯ...?


Blogger Mỹ chê du lịch Việt Nam


Đọc bài của blogger này tôi có thể hiểu được phần nào những phiền toái mà anh ta gặp phải khi đi du lịch ba lô. Tình trạng chặt chém du khách thì ai cũng biết, đấy là khách Việt, còn khách nước ngoài thì thôi rồi. 
Bản thân tôi đã từng bị phân biệt đối xử khi vào một quán phở ở Đà lạt khi cùng tô phở nhưng vì là khách du lịch nên giá tính tiền cao hơn người địa phương. Dù rằng đã tìm một quán bình dân mà người dân địa phương thường hay ăn để được đúng giá. 
Còn việc tài xế ta xi tính tiền sai và cư xử thô lỗ tôi cũng đã gặp một lần, khoảng 6h chiều tôi cùng người khách nước ngoài đi bộ ở trung tâm thành phố sau đó đón ta xi về Quận 2 , khi đến nơi trả đúng số tiền trên đồng  hồ thì bị tài bấm còi sau lưng ầm ĩ , đóng cửa ầm ầm và trước khi đi còn tặng lại câu; Phí cả cuốc xe. Mọi người vừa xuống xe xong đứng tròn mắt trước hành động của anh tài xế này. Mắc cỡ quá tôi đành nói rằng chắc anh này đang bị stress . 
Còn có cả trường hợp hướng dẫn viên du lịch tự ý chê bai một cách vô ý thức đất nước mình. Bản thân tôi là người chứng kiến khi đi trên tàu cao tốc trên sông từ TP Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, khách là hai vợ chồng người Úc và hai đứa con ở tuổi thiếu nên, khi mới lên thấy ông này ( khoảng 50 tuổi) nói chuyện cởi mở, vài người khách trên tàu cũng bắt chuyện cho vui. Khi nói tới nạn rút ruột công trình tại thời điểm đó mà báo chí đang rộ lên, thì ông ta có vẻ khoái chí khi giải thích lại cho khách về việc này...khi đi ngang qua một công trình xây dựng cầu ông ta chỉ luôn vào đấy nói ý là công trình này đang bị ăn gian bớt xén.Nghe ông ta nói xong thái độ của cặp vợ chồng người Úc kia nhìn mọi người với ánh mắt cảnh giác hơn, và nhìn chính ông ta cũng vậy. bản thân tôi thì cực kỳ khó chịu khi gặp người giới thiệu hình ảnh Việt nam cho khách du lịch một cách tùy tiện ác cảm như vậy. Nhưng không lẽ lại cãi nhau nên mấy người cùng nói chuyện liền im lặng quay đi không nói chuyện với ông ta nữa. Từ một câu chuyện của người Việt bằng tiếng việt , khi qua cách nói của ông ta với du khách đã trở thành vấn đề khác. Không biết đúng sai thế nào, nhưng chỉ bằng thái độ tùy tiện chỉ vào công trình trên cho thấy một sự vô trách nhiệm của người hướng dẫn viên này. 



VIỆC NHỎ GIAO THÔNG




Bộ trưởng Đinh La Thăng: " Tôi bị chửi suốt"









Hiện nay có nhiều bất cập trong việc lưu thông trên đường , việc nhỏ, thậm chí rất nhỏ, nhưng lại mang tính hệ thống mà người giải quyết phải là người có đủ thẩm quyền, nhưng chưa thấy Bộ trưởng Bộ GTVT chưa quan tâm xử lý :
1. Vấn đề biển báo giao thông: việc đơn giản nhất là đưa biển báo gần đến gần nhất với người tham gia giao thông chưa tốt. Hiện nay các biển báo đa số đều bố trí ở các cột trong lề đường bên tay phải , điều này ngày càng không hợp lý. người tham gia giao thông phải đảo mắt liên tục để tìm biển báo, nhất là khi vào các đường trong đô thị, mà mặt đường bây giờ  nhà nhà quảng cáo, bằng các màu sắc gây chú ý nhất. Điều đó gây khó khăn cho người tham gia giao thông, mất tập trung trong khoảng 3 đến 5 giây để quan sát được biển báo (dễ gây ùn tắc cục bộ và tai nạn giao thông). Ngoài ra còn tình huống biển báo bị che khuât bởi cây xanh ven đường hay tại các vị trí góc đường rất khó quan sát, điều này khiến nhiều người khi bị CSGT thổi phạt mới biết là có biển báo.


Theo ý kiến của tôi nên tìm cách đưa toàn bộ hệ thống biển báo ra khoảng không giữa đường để mọi người dễ quan sát khi lưu thông. Và một điều nữa là phải công bố quy định vị trí của biển báo phải nằm ở vị trí nào mới có giá trị thực hiện, nếu không, sai sót của người lắp đặt biển báo làm người khác bị phạt một cách oan uổng, lúc ấy không lẽ lại đi kiện để đòi lại tiền phạt, để người tham gia giao thông biết là không còn biển báo nào nằm ơ vị trí bí mật phục kích mình nữa. Khi đã đưa ra một cách rõ ràng như thế thì những biển báo bất hợp lý sẽ không thể tồn tại được. Còn hiện tại bây giờ biển báo của ngành giao thông đa số ở vào tình trạng sợ bị người ta nhìn thấy nên hay nằm ở vị trí tưởng dễ nhưng rất khó quan sát. Chấn chỉnh điều này cũng hạn chế đáng kể những mâu thuẫn không đáng có giữa người tham gia giao thông và lực lượng Cảnh sát giao thông. Việc này không khó và cũng không phải là tốn kém đến mức không làm được. Hệ lụy của cách bố trí biển báo hiện nay là làm người tham gia giao thông phải giảm tốc độ dưới mức quy định một cách không cần thiết vì sợ vi phạm và đi trên đường lúc nào cũng lo tìm biển báo để chấp hành, gây mệt mỏi bực bội khi điều khiển phương tiện.
2. Tổ chức lưu thông trên các tuyến đường ngoài đô thị: ở nhiều nước , trên các tuyến đường ngoài đô thị của họ cũng chỉ có hai làn xe một bên không kể làn dừng xe khẩn cấp, mà ở ta dùng cho xe hai bánh lưu thông. Tôi thấy tất cả các xe khi tham gia lưu thông đều đi làn phía trong, còn làn phía ngoài luôn thông thoáng, các xe khi muốn qua mặt xe khác đều vượt trái và khi có khoảng trống đều tự giác đi vào bên phải cho đến khi có xe phía trước đi với tốc độ chậm hơn mà mình muốn muốn vượt thì vượt bên trái sau đó lại chuyển vào khoảng trống ở làn bên trong. Anh có thể vượt một chiếc hay cả đoàn nếu muốn, nhưng khi có khoảng trống phù hợp thì phải vào trong để nhưng đường cho xe khác chạy. Cách lưu thông như vậy rất hợp lý khoa học và cũng không phải khó thực hiện. 
Còn ở ta hiện nay đa số đều thích đi ra giữa đường và đặc biệt là chả bao giờ tránh cho xe khác vượt, số lái xe có ý thức nhường đường cho xe khác thì rất ít. 
3. Kiến nghị xem xét lại những điều chưa hợp lý của luật giao thông đường bộ: hiện nay rất nhiều người bị xử phạt một cách oan uổng, ví dụ: Xin mãi xe phía trước chả chịu nhường đường, thế là đành vượt phải, gặp ngay chú CSGT toét một cái thế là biên bản nhé hay cam pu chia. Thực ra trong tình huống này phải phạt cái anh đi không nhường đường kia. Hoặc sẽ là: một ông xe ngênh ngang giữa đường, đăng sau là một đoàn xe xếp hàng đi với tốc độ 50 km/h ở đoạn cho phép đi 80km/h.  Ví dụ tiếp: Không phải ai cũng sinh ra ngay chỗ đặt biển báo để mà biết nó nằm đâu, khi biển báo bị che khuất bởi cây xanh hay biển quảng cáo , người tham gia giao thông không thấy và lại toét một cái biên bản nhé hay cam pu chia. Trường hợp này nên phạt cái ông quản lý giao thông không chăm lo cho cái biển báo để bị che khuất chứ sao lại phạt người điều khiển phương tiện. Nhiều người bị phạt cãi ấm ức khi quay lại tìm cái biển báo gây chuyện , đứng cách 4-5m thì nhìn thấy nhưng khi điều khiển phương tiện trên đường thì phải quan sát từ xa làm sao mà thấy được, còn phải quan sát đường phía trước nữa chứ. Việc này cũng gây không ít phiền phức cho người điều khiển phương tiện và cảnh sát giao thông.
4. Nâng cao công tác tuyên truyền ý thức tự giác trong khi tham gia giao thông: Hiện nay rất nhiều người thích đi giữa đường, nhất là xe gắn máy, nhiều người đi với tốc độ 15-20km/h ở đoạn đường cho phép 40km/h và đoạn đường đó không đông xe, nhưng họ lại đi giữa đường dù bên trong vắng xe, vậy là xe đi sau cũng phải giảm tốc độ để từ từ vượt qua, và khi cả chục xe giảm tốc độ để từ từ vượt người kia là tạo ngay thành một cục dồn ứ vì một lý do hết sức vô duyên của một người muốn đi chậm và đi giữa đường cho an toàn. Và cũng không ít các bác tài xe hơi xe tải cũng đi kiểu này. 
5. Ổ gà hợp pháp.: Hiện nay rất nhiều các tuyến đường có nắp hố ga khi thi công không cùng cao độ với mặt đường, đa số đều chênh khoảng 2-4cm so với mặt nhựa. Xe đang đi đều đều thấy thế lại thắng gấp giảm tốc độ một cái. Việc này thì quá nhỏ nhưng lại vẫn cứ tồn tại mãi. Làm cho bằng không lẽ khó thế sao.


( Hình ảnh st trên báo)